5 xu hướng tiêu dùng mà các nhà tiếp thị cần xem xét khi lập kế hoạch cho chiến lược năm 2025

Ngày 6 tháng 1 năm 2025 | Tác giả: Robert John Norman, Quản lý tiếp thị nội dung cấp cao

3 người

Năm nay, các xu hướng vi mô như “Brat Summer” (phong cách nổi loạn) và “Demure Fall” (phong cách thanh lịch) đã tạo ra những đợt bùng nổ lớn trên các kênh mạng xã hội. Video, trong đó bao gồm các buổi truyền phát trực tiếp và nội dung dạng ngắn, vẫn là phương tiện được lựa chọn cho những người tìm kiếm nội dung giải trí. Và tất nhiên, những tiến bộ trong trí tuệ nhân tạo (AI) tiếp tục làm rung chuyển mọi hoạt động trên nhiều ngành khác nhau. Các công ty thuộc mọi quy mô đã nhanh chóng tham gia vào những khoảnh khắc văn hóa lớn nhất năm nay (và Amazon Ads cung cấp những thông tin chi tiết mới nhất để giúp các thương hiệu làm chủ nền văn hóa này). Nhưng những xu hướng và thay đổi nào sẽ giúp định hình năm tới?

Khi năm 2025 đến gần, người tiêu dùng sẽ tiếp tục áp dụng rộng rãi AI trong các hoạt động hàng ngày của họ, chẳng hạn như tìm kiếm và mua sắm sản phẩm. Việc có được sự tin tưởng với khách hàng sẽ quan trọng hơn bao giờ hết và những người sáng tạo sẽ có ý nghĩa rất thiết thực cho nỗ lực này. Người xem sẽ hài lòng với video có định dạng dài hơn như truyền phát trực tiếp và truyền hình trực tuyến hỗ trợ quảng cáo, đóng vai trò là các kênh quan trọng để tiếp cận người tiêu dùng tương tác.

Nếu bạn chưa bắt đầu lên kế hoạch cho các chiến lược tiếp thị và truyền thông năm tới, đã đến lúc đi sâu vào các xu hướng tiêu dùng sẽ phát triển mạnh mẽ trong năm 2025 và xa hơn nữa.

1. Người tiêu dùng sẽ tiếp tục tận dụng AI khi mua hàng

AI từ lâu đã được sử dụng để giúp phá vỡ các rào cản trong ngành quảng cáo. Amazon Ads triển khai AI để giúp các nhà quảng cáo khai thác những khả năng hiệu quả mới. Nhiều đổi mới gần đây trong AI tạo sinh—bao gồm âm thanh, hình ảnh và video—đang giúp các nhà quảng cáo mang đến nội dung quảng cáo hấp dẫn ở quy mô lớn. Năm tới, AI dự kiến sẽ đóng một vai trò nổi bật hơn trong suốt hành trình mua hàng của người tiêu dùng.

Đối với nhiều người mua sắm, khả năng tìm kiếm có sự hỗ trợ của AI là bước đột phá đầu tiên để họ sử dụng AI trong hành trình mua hàng. Trên thực tế, nghiên cứu cho thấy người tiêu dùng áp dụng khả năng tìm kiếm bằng AI trong năm qua nhanh hơn so với việc họ áp dụng khả năng tìm kiếm bằng giọng nói trong thập kỷ qua. Và người tiêu dùng trẻ tuổi đang dẫn đầu xu hướng này, với gần một phần ba cho biết họ sử dụng các công cụ AI và chatbot để tìm thông tin trên internet.1

Ngoài việc sử dụng trong truy vấn tìm kiếm, AI đã xây dựng được niềm tin khá lớn với người tiêu dùng trên các điểm chạm khác trong hành trình mua hàng, với 56% người mua sắm trực tuyến thể hiện sự thoải mái khi sử dụng các công cụ tích hợp AI để mua sản phẩm và dịch vụ. 2 AI có thể giúp cung cấp cho người mua sắm một trải nghiệm giao tiếp trực tiếp với nhau gần gũi hơn, gợi nhớ đến việc nhận được dịch vụ tận tâm từ nhân viên bán hàng trong các cửa hàng, nhưng ở quy mô lớn.

Khi nói đến danh sách mong muốn trong năm 2025, người mua sắm hy vọng các thương hiệu có thể sử dụng AI để giúp so sánh giá cả, cung cấp cảnh báo giao dịch, hỗ trợ cho các câu hỏi và đưa ra các đề xuất phù hợp. 3 Nếu bạn đang cân nhắc áp dụng các giải pháp AI mới vào trải nghiệm khách hàng với thương hiệu của bạn, thì bây giờ là lúc.

2. Ảnh hưởng của lạm phát sẽ dẫn đến thói quen và thái độ mua sắm mới

Mặc dù AI có thể giúp hợp lý hóa hành trình mua sắm, chúng ta vẫn có thể cảm nhận được ảnh hưởng của lạm phát đến thói quen chi tiêu và thái độ. Khi đối mặt với chi phí gia tăng, cứ ba người tiêu dùng thì có một người cho biết họ chi tiêu ít tiền hơn trong năm 2024 so với năm trước. 4

Chỉ riêng các cửa hàng tạp hóa, hơn một nửa số người tiêu dùng cho biết họ nhận thấy giá cả gia tăng trong các giao dịch mua hàng tạp hóa thông thường. Kết quả là người mua sắm đã thay đổi mức độ ưu tiên khi chi tiêu, đồng thời giá cả đã vượt qua chất lượng và hương vị để trở thành yếu tố quan trọng nhất họ cân nhắc khi đưa ra quyết định về việc mua thực phẩm.

May mắn thay, các chuyên gia hy vọng rằng năm 2025 sẽ mang đến cho người tiêu dùng và ví tiền của họ một số cứu trợ rất cần thiết. Kể từ năm 2021, niềm tin của người tiêu dùng vào tài chính và nền kinh tế của nước họ đã tăng lần lượt 10% và 3% trên toàn cầu. 5 Ngược lại, tỷ lệ người tiêu dùng coi giao hàng miễn phí, phiếu giảm giá và giảm giá là một động lực mua hàng đã suy giảm ở một số khu vực—điều này có thể cho thấy người tiêu dùng đã sẵn sàng chi nhiều hơn.

Năm nay, người tiêu dùng đã học được các chiến lược mới để tiết kiệm tiền và cách ưu tiên các mặt hàng thiết yếu, đây là những kỹ năng quý giá cần có cho bất kỳ người mua sắm nào. Do đó có thể có nhiều người mua sắm tự tin hơn trong năm 2025. Các thương hiệu có thể thích ứng với thói quen mua sắm đang phát triển này bằng cách thể hiện sự hỗ trợ và đồng cảm thông qua các điểm chạm trong quá trình truyền thông điệp và tìm cách thưởng cho những người mua sắm có ý thức về tài chính trong năm mới.

3. Nội dung dạng dài và dạng ngắn sẽ cạnh tranh nhau để giành sự chú ý

Nếu bạn đã đọc danh sách các xu hướng tiếp thị trong vài năm qua, bạn có thể biết tất cả về tầm quan trọng của việc đưa nội dung dạng ngắn vào chiến lược truyền thông của bạn. Và trong khi nội dung dạng ngắn đã bùng nổ về mức độ phổ biến—cùng với việc các dịch vụ nội dung dạng dài như dịch vụ phát trực tiếp của Amazon là Twitch phát triển các định dạng mới, ngắn hơn cho người xem trên thiết bị di động—nội dung dạng dài vẫn đóng một vai trò lớn trong cuộc sống của người tiêu dùng.

Với nội dung dạng dài, người xem có thể đắm mình, chìm sâu và thoát ly. Gần một nửa số người tiêu dùng nội dung dạng dài cho biết nội dung dạng dài có chất lượng cao hơn nội dung dạng ngắn và hơn một nửa đồng ý rằng nội dung dạng dài có tính giáo dục cao hơn. 6

Người tiêu dùng thế hệ Y đặc biệt thích nội dung dạng dài, bao gồm podcast và truyền phát trực tiếp. Tuy nhiên, người tiêu dùng trưởng thành thế hệ Z không bị tụt hậu quá xa về mức độ tương tác. Người trưởng thành thế hệ Z hiện nay cho biết họ nghe podcast nhiều hơn âm nhạc khi nói đến âm thanh—điều này có khả năng mở ra các kênh âm thanh mới để các thương hiệu tương tác với khách hàng. 7 Mặc dù nội dung dạng ngắn rất tuyệt vời để nhanh chóng thu hút sự tương tác và chia sẻ, nội dung dạng dài có thể là một cách tuyệt vời để thiết lập mối quan hệ bền chặt với đối tượng khách hàng tận tâm. Ví dụ: trên Twitch, người xem có khả năng tìm đến nội dung cho cộng đồng và để kết nối cao hơn 86% so với người xem thông thường.

Các nhà tiếp thị nên có cách tiếp cận cân bằng trong năm 2025, sử dụng cả nội dung dạng ngắn và dài để tiếp cận đối tượng khách hàng rộng rãi và thu hút khách hàng sâu hơn trong bối cảnh truyền thông luôn thay đổi. Hãy xem xét các chiến lược đột phá như trò chơi mang thương hiệu, trong đó kết hợp một số loại hình giải trí yêu thích của đối tượng khách hàng thành một trải nghiệm hấp dẫn.

4. Sự tin cậy sẽ là cơ sở cho hoạt động tiếp thị dựa trên người có tầm ảnh hưởng

Kể từ khi ra đời, tiếp thị dựa trên người có tầm ảnh hưởng đã mang đến cho các thương hiệu một cách để tiếp cận đối tượng khách hàng mới, thúc đẩy lòng tin và xây dựng mối quan hệ bằng cách làm việc với những người nổi tiếng và người sáng tạo mà người tiêu dùng yêu thích. Khi lĩnh vực truyền thông phát triển, thái độ của người tiêu dùng đối với tiếp thị dựa trên người có tầm ảnh hưởng và chính những người sáng tạo cũng phát triển. Để theo kịp, các nhà tiếp thị phải suy nghĩ lại về chiến lược của họ.

Thuật ngữ “tính chân thực” đã được sử dụng rất phổ biến liên quan đến cả thương hiệu và những người có tầm ảnh hưởng trong vài năm qua—và đó cũng là điều hợp lý. Khi quyết định mua một sản phẩm được quảng bá bởi một người có tầm ảnh hưởng, người tiêu dùng xếp hạng độ tin cậy của những người có tầm ảnh hưởng quan trọng hơn mọi hình thức mã giảm giá hoặc ưu đãi độc quyền mà thương hiệu có thể cung cấp. 8

Khi ranh giới giữa thế giới ngoại tuyến và trực tuyến của người tiêu dùng không còn rõ ràng, cộng đồng xung quanh người sáng tạo cũng trở nên quan trọng như chính những người sáng tạo. Trên thực tế, người tiêu dùng theo dõi những người nổi tiếng và người sáng tạo trên trực tuyến có khả năng mua sản phẩm và dịch vụ để tiếp cận các cộng đồng hình thành xung quanh họ cao hơn 30% so với người tiêu dùng thông thường. 9 Người tiêu dùng ngày nay không chỉ tìm kiếm các sản phẩm mới, họ đang theo đuổi lý tưởng, giá trị và lối sống. Điều này càng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tìm kiếm những người có tầm ảnh hưởng phù hợp cho các thương hiệu. Nếu có bất kỳ sự sai lệch nào, một chiến dịch có thể thất bại nhanh chóng.

Những người có tầm ảnh hưởng thậm chí còn đóng vai trò quan trọng hơn đối với các chiến lược tiếp thị thành công cho các thương hiệu đang tìm cách thu hút người tiêu dùng trưởng thành trẻ tuổi. Người tiêu dùng thế hệ Z có khả năng theo dõi những người có tầm ảnh hưởng cao hơn 20% so với người tiêu dùng thông thường và gần một nửa cho biết đã mua một sản phẩm được người có tầm ảnh hưởng quảng bá trong tháng trước. Trên Twitch, nơi 70% người xem ở độ tuổi từ 18 đến 34, 10 sự tin tưởng giữa người sáng tạo và cộng đồng là rõ ràng: Số người xem Twitch cho biết họ mua thứ gì đó dựa trên lời quảng bá của người có tầm ảnh hưởng trong tuần qua cao hơn 33% so với người dùng mạng xã hội thông thường.

Khi đã giành được sự tin tưởng với người tiêu dùng trưởng thành trẻ tuổi thông qua tiếp thị dựa trên người có tầm ảnh hưởng, thương hiệu của bạn có thể thể hiện sự cảm kích thông qua các chương trình khách hàng trung thành và các phần thưởng khác. Điều này đã được chứng minh là mang lại hiệu quả ở châu Âu, nơi số lượng người tiêu dùng thế hệ Z sử dụng các chương trình khách hàng trung thành và phần thưởng đã tăng 12% kể từ quý 2 năm 2021.11

Khi đối mặt với sự thay đổi về nhận thức của người tiêu dùng, niềm tin sẽ là một thành phần quan trọng của một chiến lược chiến dịch dựa trên người có tầm ảnh hưởng thành công. Làm việc với người dẫn chương trình Amazon Live và những người nổi tiếng cho các chiến dịch có tùy chọn mua sắm là một cách để mang đến câu chuyện thương hiệu chân thực và đồng thời gây dựng lòng tin với đối tượng khách hàng.

5. Nội dung phát trực tuyến hỗ trợ quảng cáo sẽ tiếp tục phát triển

Khi nói đến xu hướng tiêu dùng cần theo dõi trong năm 2025, không có danh sách nào hoàn chỉnh nếu không đề cập đến trạng thái của TV kết nối internet (CTV) và phát trực tuyến. Như chúng ta có thể mong đợi, lượng thời gian mà người tiêu dùng dành cho truyền hình trực tuyến tiếp tục tăng lên. Người tiêu dùng hiện dành trung bình 34 phút để xem truyền hình trực tuyến và phát trực tuyến mỗi ngày nhiều hơn so với 10 năm trước và hơn bốn phần năm số người tiêu dùng xem nội dung gì đó trên dịch vụ phát trực tuyến ít nhất mỗi tuần một lần.12

Đối với nhiều người tiêu dùng, việc đắm chìm vào một loạt phim ăn khách mới chính xác là những gì họ cần sau một ngày làm việc mệt mỏi. Nghiên cứu mới từ Amazon Ads, “Nâng cao khoảnh khắc hàng ngày”, tiết lộ rằng xem TV giúp đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng về sự tận hưởng, thoát ly và chia sẻ trải nghiệm với người khác.13 Các chương trình phát trực tiếp, chẳng hạn như các chương trình thể thao phát trực tiếp mà bạn có thể xem trên Prime Video, cũng đang giúp thu hút người xem trở lại phòng khách.

Các gói nội dung hỗ trợ quảng cáo đang quay lại và nhanh chóng trở thành tiêu chuẩn trong thế giới phát trực tuyến. Mặc dù việc ra mắt các gói nội dung hỗ trợ quảng cáo đi kèm với nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng, nhưng chỉ một trong 10 người đã cập nhật gói đăng ký của họ để tránh quảng cáo. Trên thực tế, người tiêu dùng hiện khám phá các thương hiệu và sản phẩm thông qua kênh này hơn là quảng cáo ngoài trời, đề xuất mua hàng tùy chỉnh theo cá nhân trên trang web, quảng cáo trên báo hoặc tạp chí, hoặc thậm chí là quảng cáo được thấy tại rạp.14

Khi năm 2025 đang đến gần, các thương hiệu nên xem xét cách tốt nhất họ có thể thu hút người tiêu dùng trên TV kết nối internet. Ví dụ: Prime Video đã áp dụng quảng cáo vào dịch vụ của mình vào đầu năm nay để giúp các thương hiệu mở rộng phạm vi tiếp cận của họ lên ước tính 115 triệu người xem hàng tháng ở Hoa Kỳ với quảng cáo truyền hình trực tuyến xuất hiện trong các chương trình và phim từng đoạt giải thưởng trên Prime Video. 15 Ngay sau đó, quảng cáo sẽ được áp dụng trên Prime Video ở nhiều quốc gia hơn, bao gồm Brazil, Nhật Bản và Hà Lan.

Nắm bắt những thách thức và cơ hội mới trong năm 2025

Bằng cách tận dụng những tiến bộ trong AI, ưu tiên xây dựng lòng tin và thích ứng với những thay đổi về lượng người xem của nội dung, các nhà tiếp thị có thể chuẩn bị để thương hiệu của họ đạt được thành công trong năm 2025 và xa hơn nữa.

Nếu bạn không có nhiều kinh nghiệm, hãy liên hệ với chúng tôi để yêu cầu các dịch vụ được quản lý bởi Amazon Ads. Có yêu cầu về mức ngân sách tối thiểu.

1 GWI Core quý 2 năm 2024
2 GWI Zeitgeist tháng 4 năm 2024
3 GWI Zeitgeist tháng 3 năm 2024
4 GWI Zeitgeist tháng 8 năm 2024
5 GWI Core quý 2 năm 2024 và quý 2 năm 2023
6 GWI Zeitgeist tháng 6 năm 2024
7 GWI Core quý 2 năm 2024
8 GWI Zeitgeist tháng 3 năm 2024
9 GWI Core quý 2 năm 2024
10 Dữ liệu nội bộ của Twitch, Toàn cầu, 2022
11 GWI Core quý 2 năm 2024 và quý 2 năm 2021
12 GWI Core quý 2 năm 2024
13 Nghiên cứu tùy chỉnh của Amazon Ads với Crowd DNA. Nâng cao những khoảnh khắc hàng ngày: Vai trò của thương hiệu về thời gian chất lượng và nội dung giải trí. Được triển khai từ tháng 5 đến tháng 7 năm 2024. Dữ liệu phản ánh dữ liệu tổng hợp tại Úc, Brazil, Canada, Đức, Tây Ban Nha, Pháp, Ý, Nhật Bản, Mexico, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ. Người lớn 18-74, tổng số n=17.600. Mỗi quốc gia n=1.600.
14 GWI Zeitgeist tháng 7 năm 2024
15 Dữ liệu nội bộ Amazon, Hoa Kỳ, tháng 9 năm 2023